Cashew scam in Italy (Finale) – Vụ lừa đảo hạt điều tại Ý (Phần cuối)
[TIẾNG VIỆT Ở DƯỚI]
Continuing the incident of the fraud of 100 cashew cargos in Italy, there were 36 containers losing original documents which arrived or were on the way to Italy. Till mid of March, the owners had obtained back the ownership of 6 containers while there were still 30 containers losing control which cost around 6,000,000 USD in total. Till 22nd March, some businesses had successfully re-exported 8 containers having original documents to the Netherlands. On 4th April, this number increased to 18 containers exported to the Netherlands and Turkey.
On the other hand, the lawyers and Vietnam Export Representative tried to contact oversea Vietnamese business owners in Italy to look for clients in the European markets and help re-export the cargos to the countries in the region. Also, the oversea Vietnamese businesses who own warehouses in these portal areas also support keeping the containers at a low price, helping reduce the carrying cost for the waiting containers.
Till the first week of April, the owners and local authorities basically obtained control of 36 containers, not letting anyone get them out of the portal even when they have enough original documents. However, the risks still remained and keeping the containers at the ports raised a huge possibility of harming the product quality, especially when it hasn’t been processed.
Up to 20/4, amongst 35 containers losing control, there were 10 containers that got their documents returned and were in process to be transported back to Vietnam. For the remains, some are still under investigation while the others were rejected by “receivers” because they “did not know the order was made under their names”. However, under International Practice, even when the buyer denies getting the cargo, the seller has to pay a sum of over 150% value of the cargo as a deposit or bail to be able to get the ownership back. This policy adds more hardship to the current struggling situation where the owners are not financially able to pay for this deposit.
Source: Vinacas
Tiếp tục với sự kiện 100 container bị nghi lừa đảo khi xuất khẩu sang Ý, trong đó có 36 container mất quyền kiểm soát khi đang hoặc đã cập cảng tại Ý. Cho đến giữa tháng 3, với sự giúp đỡ của Chính phủ Việt Nam và các cơ quan có thẩm quyền tại Ý, các doanh nghiệp đã lấy lại được quyền sở hữu của 6 container, và còn khoảng 30 container vẫn đang thất lạc chứng từ với tổng trị giá khoảng 6.000.000 USD.
Đến ngày 22-3, các doanh nghiệp đã thành công tái xuất khẩu 8 container có chứng từ gốc sang Hà Lan trong tổng số 70 container không bị mất chứng từ. Và đến ngày 4/4, có tổng cộng 18 container có chứng từ được bán lại sang thị trường Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ.
Bên cạnh đó, các luật sư và Thương Vụ Việt Nam tại Ý cũng liên kết với các doanh nghiệp Việt kiều tại địa phương để tìm kiếm các khách hàng trong khu vực châu Âu giúp tái xuất khẩu các container điều nằm tại Ý. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt kiều có kho bãi trong khu vực cũng hỗ trợ giúp các doanh nghiệp bị lừa đảo lưu trữ các container với chi phí thấp, giảm thiểu tối đa các chi phí phát sinh khi giữ hàng tại cảng.
Cho tới đầu tháng 4, các doanh nghiệp và chính quyền địa phương đã cơ bản kiểm soát được 36 container điều, không để bất kỳ bên nào lấy ra khỏi cảng cho dù người đó có đầy đủ chứng từ hợp lệ. Tuy nhiên, nguy cơ vẫn còn và việc các lô hàng bị giữ tại cảng trong thời gian dài cũng ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sản phẩm, nhất là khi đây là mặt hàng thực phẩm chưa chế biến.
Tính đến ngày 20/4, trong số các container bị mất chứng từ đã có 10 container lấy lại được giấy tờ gốc và được chủ doanh nghiệp tiến hành thủ tục để vận chuyển về Việt Nam. Đối với các container còn lại, một số vẫn đang trong quá trình điều tra hoặc công ty đứng tên trong chứng từ từ chối nhận hàng vì “họ không biết có người đặt hàng dưới tên công ty mình”. Tuy nhiên, theo thông lệ quốc tế, cho dù người mua từ chối nhận hàng thì người bán vẫn phải đặt cọc hoặc bảo lãnh hơn 150% giá trị của lô hàng mới được lấy lại quyền sở hữu của các container này. Chính sách này gây ra khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp chủ lô hàng hạt điều khi họ không đủ khả năng tài chính để chi trả cho khoảng đặt cọc, bảo lãnh ngân hàng.
Nguồn: Vinacas