Kampot pepper – Cambodia/ Hồ tiêu Kampot – Campuchia
Vietnamese below
In the global pepper market, Vietnam has been the leader in export and production for many years. Cambodia, however, is the first country that marks its local brand – Kampot pepper for its leading price and quality. Over the years, Cambodian pepper has been developing in production and quality as well as exported crops.
Since 2010, Cambodia’s Ministry of Commerce has had some significant progress in building and establishing the brand Kampot pepper globally. In that year, it was selected to mark protected geographical indication in Cambodia which was a basement for setting up the national genuine brand. After that, Kampot pepper received the recognition of protected geographical indication from the European Union. Until 2020, Kampot pepper products were registered and protected in 32 countries and regions following Geneva Act of Lisbon Agreement for Original name and Geographical indication – GI. Since then, Cambodia has reached further to the high-end market of pepper in the world. Besides, the Minister of Commerce of Cambodia had a meeting with Swiss dairy businesses to introduce and plan to bring Kampot pepper to the Swiss cheese market in 2018.
In 2021, Cambodia exported 28.074 tons of pepper (including GI and non GI), which increased 452% than 2020, with Vietnam being the biggest importer at 27.111 tons, accounting for 96.5%. The other importers include Germany (607 tons), Thailand (180 tons), France and India (45 tons each country), the remains are European countries, USA and Australia. Most of the production was for export purposes meanwhile the local consumption market just took 2-3%. All of the Kampot pepper crops reached 110 tons which was exported to the European market. The price of Kampot pepper fluctuates around 15-28 USD/kg depending on the types: black pepper is cheapest at 15 USD/kg; red pepper is 25 USD/kg; white pepper is most costly at 28 USD/kg. Due to the protected geographical indication, the price of Kampot pepper in the global market has maintained stable or fluctuated at a small rate over the years instead of being influenced on the market or wholesale buyers like other types of pepper in Cambodia.
In the future, Kampot pepper and other types in Cambodia will have some potential development and expand their high-end market globally thanks to crop expansion, agricultural skills, and experience for high productivity as well as organic oriented mindset and government support. Besides, Cambodia also planned to develop their market to China, South Korea and Japan with the hope to boost production.
Relevant information
Pepper is one of the most common spices in the world which can make a harmonious combination with a variety of dishes from oriental to occidental cuisine, from meat to poultry, seafood and dairy products. Pepper contains spicy taste and natural heat which are preferred by consumers in temperate and frigid zones due to its flavours for dishes and warmth for body on freezing days. Pepper is a common agricultural commodity in Brazil and some of the Asian countries such as India, Vietnam, Thailand, Cambodia, Indonesia and Sri Lanka.
Source: Eurocharm-Cambodia, Khmertimes
-//-
Trên thị trường hồ tiêu thế giới, Việt Nam là nước dẫn đầu về sản lượng xuất khẩu cũng như sản xuất trong nước. Nhưng Campuchia mới là nước đầu tiên đánh dấu cho thương hiệu hồ tiêu Kampot của quốc gia trên thị trường thế giới về chất lượng cũng như dẫn đầu giá thành xuất khẩu. Hồ tiêu Campuchia đã nâng cao chất lượng và sản lượng sản xuất tại địa phương cũng như xuất khẩu qua từng năm.
Từ năm 2010 đến nay, Bộ Thương Mại Campuchia đã có nhiều bước tiến trong việc định hình và xây dựng thương hiệu Hồ tiêu Kampot trên thị trường quốc tế. Năm 2010, hồ tiêu Kampot được chọn để gắn chỉ dẫn địa lý tại Campuchia, tạo nền móng cho việc hình thành thương hiệu quốc gia của sản phẩm này. Sau đó, hồ tiêu Kampot được Liên minh EU trao chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý, hoàn thành mục tiêu xây dựng tên tuổi cho sản phẩm tại thị trường Châu Âu. Đến năm 2020, thương hiệu hạt tiêu Kampot đã được đăng ký và bảo vệ tại 32 quốc gia và vùng lãnh thổ theo Đạo luật Geneva của Hiệp định Lisbon về Tên gọi xuất xứ và chỉ dẫn lãnh thổ (Geographical indication – GI). Từ đó, Campuchia có thể tiến sâu hơn vào thị trường cao cấp ở châu Âu và Hoa Kỳ. Năm 2018, Bộ trưởng Thương mại Campuchia đã có cuộc gặp gỡ với các doanh nghiệp sữa của Thuỵ Sĩ nhằm giới thiệu và lên kế hoạch đưa hồ tiêu Kampot vào thị trường sản xuất phô mai Thuỵ Sĩ.
Trong năm 2021, Campuchia đã xuất khẩu 28.074 tấn hạt tiêu (bao gồm tiêu GI và không GI), tăng 452% so với năm trước, trong đó Việt Nam là nhà nhập khẩu lớn nhất với 27.111 tấn chiếm 96.5%. Các quốc gia khác bao gồm Đức (607 tấn), Thái Lan (180 tấn), Pháp và Ấn Độ (45 tấn), các nước châu Âu, Mỹ và Úc. Sản lượng hồ tiêu trồng được chủ yếu dành cho xuất khẩu, trong khi thị trường tiêu thụ trong nước chỉ chiếm 2-3%. Toàn bộ sản lượng hồ tiêu Kampot đạt 110 tấn vào năm ngoái đều được xuất khẩu sang thị trường các nước châu Âu. Giá thành của tiêu Kampot dao động từ 15-28 USD/kg tuỳ thuộc vào loại tiêu: tiêu đen có giá 15 USD/kg, tiêu đỏ có giá 25 USD/kg, còn tiêu trắng đắt nhất ở mức 28 USD/kg. Do được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, giá thành của hồ tiêu Kampot luôn ổn định qua các năm thay vì phụ thuộc vào thị trường và thương lái như các loại hồ tiêu khác.
Trong tương lai, hồ tiêu Kampot nói riêng và hồ tiêu Campuchia nói chung có nhiều tiềm năng phát triển và mở rộng thị trường cao cấp trên thế giới nhờ vào việc mở rộng diện tích trồng tiêu, kinh nghiệm trồng trọt để có năng suất cao cũng như hướng tới nông nghiệp hữu cơ mà nông dân ở đây đang theo đuổi cùng với sự hỗ trợ từ chính phủ. Ngoài ra, Campuchia cũng có kế hoạch mở rộng thị trường sang châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc với hy vọng mở rộng sản xuất tiêu trong nước.
Nguồn: Eurocharm-Cambodia, Khmertimes
Thông tin liên quan:
Hồ tiêu – hay tiêu, là một trong những loại gia vị phổ biến nhất trên thế giới. Đây là một trong số ít những loại gia vị có thể kết hợp với nhiều món ăn ở các nền ẩm thực từ Á sang Âu, từ món thịt, gia cầm tới hải sản và các chế phẩm từ sữa như phô mai. Hồ tiêu có vị cay, tính ấm nên rất được người tiêu dùng ở các nước xứ lạnh ưa chuộng, vừa tăng hương vị cho các món ăn cũng như hỗ trợ giữ ấm cơ thể vào những ngày lạnh giá. Hồ tiêu là loại nông sản phổ biến ở Brazil và các nước châu Á như Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Camphuchia, Indonesia, Sri Lanka.