Brown marmorated stink bug/ Bọ xít nâu
TIẾNG VIỆT BÊN DƯỚI
Brown marmorated stink bug (BMSB) is a typical insect commonly found in some Asian countries such as Taiwan, Japan, Korea and China. These invasive insects have made their way to North America and Europe on agricultural commodities exported around the world. They are known for their harm to various fruits, nuts, and vegetables. Also, like other types of stink bugs, BMSB emits an unpleasant smell that destroys the quality of products.
BMSB is a hemimetabolous insect, which means they do not undergo different stages in their life circle as weevils or beetles but increase in size after every time they moult. Stink bugs reproduce twice or more a year depending on the weather conditions, laying a total of 56 eggs. It takes 40-60 days for BMSB to develop from eggs to adults.
In 2010, this pest caused the loss of 37 million USD in crops of tree fruit in the mid-Atlantic. In western America, hazelnut and almond fields were also attacked by BMSB. In 2017, Turkey also witnessed the first BSMB appearance in some provinces near the Georgia boundary – the country which had been severely infested with this pest before. However, Turkey has not undergone such serious damage to crops by this insect till now.
Feeding on the flesh of fruits, BMSB causes malformation when fruits grow up which is called cat facing. Also, their feeding on young fruits makes them drop or die before getting ripened. For high-value nuts like hazelnut or almond, these bugs make holes right in the nuts they feed on, reducing the product quality. On the other hand, the odour they produce makes them unwelcome guests in many households.
Some pesticides were applied to deal with brown marmorated stink bugs but then stopped due to their poison to other beneficial insects and the surrounding environment. Therefore, the most common way applied until now is using sticky traps on fields.
Otherwise, even after the harvest stage, there is still a possibility that the bugs will remain and cause an infestation in the products during post-harvest activities. To deal with BMSB at every stage of their life circle in post harvested activities, the most optimized solution is using controlled atmosphere (CA) technology in combination with heat treatment, which not only ensures 100% mortality of insects but also the quality and taste of the products are maintained.
There are some treatment options approved by Australia for their imported goods such as heat or chemical fumigation like Methyl Bromide or Sulfuryl Fluoride (applied on non-edible goods). To prevent the invasion of BSMB to other continents but still ensure the logistic activities, pest treatment at post-harvest stages on agricultural commodities like fruits, nuts or herbs is encouraged to eliminate the insects in any life stage.
Source: INC, Department of Entomology at University of Florida, Department of Agriculture, Water and Environment Australia
./.
Bọ xít nâu là loài côn trùng phổ biến ở các nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Trung Quốc. Loại côn trùng này có tính xâm lấn và đã lan đến Bắc Mỹ và châu Âu thông qua các kiện hàng thực phẩm được xuất khẩu đi toàn thế giới. Bọ xít nâu là loài gây hại vì chúng ăn đa số các loại nông sản như trái cây, đậu hạt, thậm chí là rau củ quả. Thêm vào đó, cũng như các loài bọ xít khác, chúng cũng tiết ra mùi hôi gây khó chịu cho con người, làm giảm chất lượng sản phẩm nếu không may bị nhiễm phải.
Bọ xít nâu là một loại côn trùng biến thái không hoàn toàn, điều đó nghĩa là chúng sẽ không phải trải qua các giai đoạn khác nhau trong vòng đời như các loài mọt hay bọ cánh cứng khác mà gia tăng kích thước sau mỗi lần lột xác. Bọ xít nâu thường sinh sản 1 hoặc 2 lần, hoặc hơn trong 1 năm tuỳ vào điều kiện thời tiết, mỗi lần đẻ khoảng 28 trứng. Bọ xít nâu mất khoảng 40-60 ngày để hoàn toàn trưởng thành từ trứng.
Vào năm 2010, bọ xít nâu được ghi nhận là đã gây ra thiệt hại trên vụ mùa các loại trái cây, ước tính khoảng 37 triệu USD ở vùng Atlantic. Ở miền Tây nước Mỹ, các trang trại trồng hạt hạnh nhân và hạt phỉ cũng bị bọ xít nâu tấn công. Tới năm 2017, Thổ Nhĩ Kỳ cũng ghi nhận các tỉnh ở biên giới giáp ranh Georgia cũng xuất hiện bọ xít nâu. Georgia trước đó cũng bị loài côn trùng này xâm lấn. Tuy nhiên, tình trạng bọ xít nâu tấn công cây trồng ở Thổ Nhĩ Kỳ không quá nghiêm trọng như các nước khác.
Bọ xít nâu ăn trực tiếp cái quả non trên cây, gây ra hiện tượng trái bị biến dạng khi phát triển. Ngoài ra, khi trái non cũng bị héo khô và rụng khi bị bọ xít nâu tấn công. Đối với các loại hạt có giá trị cao như hạnh nhân hay hạt phỉ, bọ xị nâu ăn vào hạt tạo ra các lỗ nhỏ trên thịt hạt, làm giảm giá trị sản phẩm. Mặt khác, cũng như các loài bọ xít khác, bọ xít nâu tiết ra mùi hương khó chịu, nên chúng cũng là loài côn trùng gây hại ở các hộ gia đình.
Thuốc trừ sâu được có khả năng ngăn chặn bọ xít nâu tấn công cây trồng. Tuy nhiên giải pháp này hiện không được áp dụng tại châu Âu và châu Mỹ do ảnh hưởng của chất độc với môi trường xung quanh cũng như các loài côn trùng có lợi khác. Vì vậy, giải pháp sử dụng bẫy keo dính đang được áp dụng rộng rãi ở các vườn cây ăn trái.
Một số biện pháp xử lý bọ xít nâu được chính phủ Úc chấp nhận cho các mặt hàng nhập khẩu vào quốc gia này như xử lý nhiệt hoặc sử dụng hoá chất như Methyl Bromide hay Sulfuryl Fluoride (áp dụng cho các mặt hàng phi thực phẩm). Ngoài ra, để ngăn chặn sự xâm chiếm của bọ xít nâu qua các châu lục trên thế giới mà vẫn đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu thông suốt, việc xử lý côn trùng ở giai đoạn sau thu hoạch trên các loại nông sản như hạt, trái cây, gia vị được khuyến khích để triệt để tiêu diệt côn trùng ở tất cả các vòng đời
Nguồn: INC, Department of Entomology at University of Florida, Department of Agriculture, Water and Environment Australia